Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ

Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

Lệnh OCO là gì? Những điều cần biết về lệnh OCO khi giao dịch

Lệnh OCO là gì? Những điều cần biết về lệnh OCO khi giao dịch

Lệnh OCO là gì? Lệnh OCO chính là công cụ hiệu quả giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và thu về lợi nhuận. Vậy nên hãy nắm rõ những điều cần biết về lệnh OCO khi giao dịch trên sàn nhé!ệnh OCO là gì? Lệnh OCO chính là công cụ hiệu quả giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và thu về lợi nhuận. Vậy nên hãy nắm rõ những điều cần biết về lệnh OCO khi giao dịch trên sàn nhé!

1. Lệnh OCO là gì?

Lệnh OCO là lệnh kết hợp một lệnh dừng giới hạn (stop limit) và một lệnh giới hạn (limit), trong đó nếu giá dừng được kích hoạt hoặc lệnh giới hạn được khớp một phần hoặc toàn bộ thì lệnh còn lại sẽ bị hủy.

2. Khi nào nên sử dụng lệnh OCO?

Bạn có thể dùng lệnh này trên sàn giao dịch như là hình thức để tự động hóa thiết lập những giao dịch và giúp bạn việc thu lợi nhuận được tối đa cũng như giảm thiểu thua lỗ.

Tuy nhiên, khi dùng lệnh này, bạn phải đảm bảo rằng mình đã thành thạo 2 lệnh là Limit và Stop – Limit. Bạn không nên để nhầm lẫn những mức giá khi đặt lệnh.

3. Ưu nhược điểm của lệnh OCO

3.1. Ưu điểm của lệnh OCO là gì?

Vậy ưu điểm của Lệnh OCO là gì? Lệnh OCO trong giao dịch chứng khoán có những ưu điểm như sau:
  • Chốt lãi và cắt lỗ chỉ bằng một lệnh.
  • Khắc phục được những nhược điểm của lệnh Limit và Stop Limit.
  • Quản lý rủi ro một cách dễ dàng hơn.
  • Quản lý các cảm xúc khi giao dịch.

3.2. Nhược điểm của lệnh OCO

Bên cạnh ưu điểm đem lại lợi ích cho nhà đầu tư như trên, lệnh OCO có mặt hạn chế nhất định. Trong đó, hạn chế thường xảy ra nhất là khiến nhiều nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn giữa những mức giá khi đặt lệnh. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm, kiến thức vững chắc mới có thể sử dụng dễ dàng lệnh OCO.

4. Sử dụng lệnh OCO như nào?

Ví dụ Binance Coin (BNB) đang được giao dịch với mức giá khoảng 510 USDT và giá kháng cự gần nhất là 540 USDT. Bạn muốn mua BNB khi giá giảm xuống 500 USDT hoặc khi tăng lên hơn 540 USDT.



Bạn có thể tạo lệnh OCO bằng lệnh giới hạn ở mức giá 500 USDT ([Giá] trên biểu đồ) và lệnh dừng giới hạn có mức giá dừng (kích hoạt) là 540 USDT. Sau đó, bạn có thể đặt giá giới hạn của lệnh dừng giới hạn là 550 USDT. Như vậy, mới có khả năng khớp lệnh. 

Khi BNB đạt mức 500 USDT, lệnh Giới hạn sẽ được khớp. Điều này nghĩa là lệnh Stop Limit sẽ tự động bị hủy. Tương tự, khi BNB đạt 540 USDT, lệnh Stop Limit sẽ được kích hoạt và lệnh Giới hạn sẽ tự động bị hủy.

Ví dụ về lệnh OCO mua

Đối với lệnh mua, bạn nên đặt giá dừng (B) cao hơn giá hiện tại còn giá (C) thấp hơn giá hiện tại.



Ví dụ: Lệnh dừng giới hạn sẽ được kích hoạt khi giá tăng lên 3.000 (B), cùng lúc đó lệnh giới hạn sẽ bị hủy. Một lệnh giới hạn có giá giới hạn (B1) sẽ được đặt vào sổ lệnh. Tuy nhiên, nếu giá giảm xuống 1.500 (C) hoặc thấp hơn, lệnh giới hạn sẽ tự động được thực hiện với giá 1.500 (c) còn lệnh dừng giới hạn sẽ bị hủy.

Ví dụ về lệnh OCO bán



Đối với lệnh bán, bạn nên đặt giá dừng (C) thấp hơn giá hiện tại còn giá (B) cao hơn giá hiện tại.

Ví dụ: Lệnh dừng giới hạn sẽ được kích hoạt khi giá giảm xuống 1.500 (C), cùng lúc đó lệnh giới hạn sẽ bị hủy. Một lệnh giới hạn có giá C1 sẽ được đặt vào sổ lệnh. Tuy nhiên, nếu giá tăng lên 3.000 (B) hoặc cao hơn, lệnh giới hạn sẽ tự động được thực hiện với giá 3.000 (B) còn lệnh dừng giới hạn sẽ bị hủy. 

5. Cách kiểm tra lệnh OCO hiện có

Sau khi gửi lệnh OCO thành công, nhà đầu tư có thể tìm và hủy lệnh hiện có bằng cách tìm trong mục Giao dịch đang chờ khớp lệnh. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể tìm lịch sử của lệnh Stop-limit đã thực hiện hoặc đã hủy trong phần Lịch sử lệnh.

6. Câu hỏi thường gặp về lệnh OCO trên sàn chứng khoán

6.1. Nhà đầu tư mới tham gia có nên sử dụng lệnh OCO?

Thông thường, những nhà đầu tư mới gia nhập vào thị trường chứng khoán không nên sử dụng lệnh OCO khi giao dịch. Lệnh này hay nhầm lẫn, nên sẽ phù hợp với nhà đầu tư có kỹ năng, kinh nghiệm cũng như hiểu biết nhất định về lệnh giới hạn và lệnh ngừng giới hạn. 

Các nhà đầu tư mới tham gia thị tường dùng lệnh OCO sẽ dẫn đến các sai lầm như đặt nhầm giá, qua đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giao dịch.

6.2. Khi nào thì nên dùng lệnh giới hạn?

Lệnh giới hạn được dùng khi bạn cần mua một tài sản có giá thấp hơn giá thị trường hiện tại hoặc cần bán một tài sản có giá cao hơn giá thị trường hiện tại.

6.3. Khi nào nên dùng lệnh dừng – giới hạn?

Lệnh dừng – giới hạn (Stop – limit) cũng được áp dụng cho những trader không có đủ thời gian giám sát và theo dõi diễn biến giá của tài sản. Lệnh dừng được xem là một công cụ đắc lực để hạn chế thiệt hại trong đầu tư. Bạn có thể dùng lệnh dừng - giới hạn để cắt lỗ khi giá sụt giảm nhanh hoặc cắt lời khi mức giá đã tăng đến mức giá mà bạn kỳ vọng.

6.4. Mục đích của lệnh OCO là gì?

Đặt lệnh bán giới hạn chốt lợi nhuận trên vị thế Long đang có, kết hợp với lệnh điều kiện Stop Down tự cắt lỗ trong trường hợp xu hướng thị trường giảm.

Đặt lệnh mua giới hạn chốt lời trên vị thế Short đang có, kèm theo lệnh điều kiện Stop Up tự cắt lỗ nếu xu hướng thị trường tăng. Mở mới vị thế Long/Short theo yêu cầu của nhà đầu tư

Ví dụ:

Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế khi mua 1 HĐLT mã VN30F1809 với mức giá vốn = 910 = giá thị trường. Nhà đầu tư sử dụng lệnh điều kiện OCO bán để hy vọng chốt được lợi nhuận với giá 920 và không mong muốn cắt lỗ tại mức giá nhỏ hơn 905 (nếu giá thị trường dưới mức 905 buộc nhà đầu tư chấp nhận bán với mức 904.5). 

Giá thị trường biến đổi như sau:



Mục đích sử dụng lệnh OCO là để tạo ra 2 lệnh: 1 lệnh là giới hạn bán được đẩy nhanh vào hệ thống, gửi lên sàn chứng khoán với mức giá 920 và lệnh còn lại là Stop Down Bán ở trạng thái “Chờ kích hoạt” với mức giá Stop = 905 và giá đặt cho lệnh Stop = 904.5.

Theo dõi diễn biến thị trường:
  • Đến thời điểm thứ 5, giá thị trường tăng đến 920 cùng lệnh giới hạn bán với mức giá 920 đều khớp hết. Sau đó, hệ thống yêu cầu hủy lệnh Stop Down Bán ở trạng thái “Chờ kích hoạt” với mức giá Stop = 905 và mức giá đặt cho lệnh Stop = giá cắt lỗi = 904.5
  • Giả sử đến thời điểm thứ 3, trong khi thị trường giảm tới mức giá 905 bằng với giá stop thì lệnh Stop Down bán sẽ nằm trong trạng thái “Chờ kích hoạt” với mức giá Stop bằng 905 và mức giá đặt cho lệnh Stop = giá cắt lỗ = 904.5 được thiết lập, sinh lệnh con vào sàn với giá = 904.5, đồng thời yêu cầu hủy lệnh giới hạn sàn ban đầu giá 920.
Điều kiện ràng buộc:
  • Để đảm bảo việc có thể đẩy lệnh vào hệ thống và gửi lên sàn thì thời điểm thiết lập lệnh OCO sẽ kiểm tra điều kiện cho lệnh giới hạn 
  • Kiểm tra mức giá đặt, giá stop, giá cắt lỗ nằm trong khoảng trần/ sàn và chẵn theo bước giá quy định của hệ thống.
  • Mức giá stop phải tuân thủ theo những quy định của lệnh Stop Up, Stop Down.
  • Không cho đặt lệnh trong phiên ATC.
  • Lệnh OCO chỉ đặt lệnh LO.

6.5. Những lưu ý khi đặt lệnh OCO 

Đọc đến đây thì bạn đã hiểu về “lệnh OCO là gì?” rồi chứ? Nhưng để có thể đặt lệnh suôn sẻ, tránh sai sót, bạn hãy nhớ những lưu ý sau đây:
  • Lệnh mua OCO có điều kiện là Giá Limit < Giá hiện tại < Giá Stop Limit.
  • Lệnh bán OCO có điều kiện là  Giá giới hạn > Giá hiện tại > Giá Stop Limit.
  • Sau khi thiết lập lệnh, lệnh của bạn sẽ nằm trong phần Open Orders (Lệnh mở) và được phân chia thành 2 lệnh, một lệnh là Limit và lệnh còn lại là Stop Limit.
  • Nếu một lệnh được thực hiện, thì lệnh còn lại tự động bị hủy trong mục Open Orders (Lệnh mở).
  • Nếu bạn tự hủy 1 trong 2 lệnh, lệnh còn lại cũng sẽ tự động bị hủy theo.
  • Khi lệnh Limit và lệnh Stop Limit được thiết lập, nó sẽ hoạt động theo quy luật của thị trường chứng khoán, có thể khớp được toàn bộ hoặc chỉ khớp được một phần.
  • Giá stop và giá limit có thể giống nhau, tuy nhiên, bạn không nên đặt như vậy, bởi sẽ dễ rơi vào bẫy “fake breakout”, nó sẽ khiến bạn phải mua đỉnh, bán đáy.
  • Đặc biệt chú ý là lệnh OCO cũng có khả năng trở thành con dao hai lưỡi nếu thị trường không chính xác như dự đoán. Bởi lý thuyết về kháng cự và hỗ trợ không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được lệnh OCO là gì? để chốt lãi và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch nhé!

Tin Tức Liên Quan