Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ

Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

Top 10 mã cổ phiếu đầu tư dài hạn có tiềm năng tăng trưởng năm 2024

Top 10 mã cổ phiếu đầu tư dài hạn có tiềm năng tăng trưởng năm 2024

Đầu tư cổ phiếu dài hạn giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian theo dõi, mang lại lợi nhuận cao và bảo toàn được số vốn ban đầu. Tuy nhiên khi đầu tư dài hạn yêu cầu các nhà đầu tư phải có kinh nghiệm nhận biết thời điểm phù hợp để cắt lỗ, loại bỏ cổ phiếu có tính rủi ro cao. Bạn có thể tham khảo top 10 mã cổ phiếu đầu tư dài hạn có tiềm năng tăng trưởng năm 2024 trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. VIC - Cổ Phiếu Tập đoàn Vingroup

  • Giá hiện tại: 42.200 VNĐ
  • Vốn hóa thị trường: 162.505 tỷ đồng
  • P/E: 78,79
  • P/B: 1,1

Công ty Cổ phần (VIC) trước đây là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam được thành lập vào năm 2002. Tập đoàn Vingroup hoạt động đa ngành bao gồm: Bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí, bán lẻ, công nghiệp và hạ tầng xã hội. 

Đã có 27 dự án của VIC đưa vào vận hành, cung cấp gần 97,200 căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại. Trong lĩnh vực bán lẻ bất động sản, Vingroup đã phát triển và sở hữu 80 trung tâm thương mại. Tính đến năm 2018, dự án sản xuất ô tô và xe máy của VinFast - Một thành viên của Vingroup đã bắt đầu hoạt động, dự kiến sản xuất 300,000 ô tô và 500,000 xe máy điện mỗi năm trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, VIC còn tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng xã hội trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Từ tháng 09/2007, VIC đã niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Kinh doanh bất động sản.
  • Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình.
  • Kinh doanh khách sạn.
  • Dịch vụ giải trí, vui chơi.
  • Dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ.
  • Dịch vụ ăn uống, giải khát.
  • Xây dựng Dân dụng và công nghiệp.
  • Dịch vụ y tế.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Tiếp tục phát triển các hoạt động kinh doanh và tăng cường việc cho thuê các Trung tâm Thương mại (TTTM) và văn phòng tại các tòa nhà Vincom Center và Vincom Mega Mall trên toàn quốc. 
  • Tăng cường khả năng quản lý đối với các tòa nhà hiện đang hoạt động, liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ để đảm bảo sự phát triển cho các dự án đầu tư quy mô lớn sắp được đưa vào vận hành.
  • Tập trung vào việc tiếp thị và quảng bá để thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước nhằm tăng cường doanh thu từ khách hàng của các resort và khu vui chơi giải trí mang thương hiệu Vinpearl. 
  • Đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực, củng cố bộ máy nhân sự, đặc biệt là tập trung vào việc phát triển nhân sự cấp cao.
  • Tích cực mở rộng hợp tác với các đối tác lớn có năng lực và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của tập đoàn.
  • Mục tiêu trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu trên thị trường và là một Tập đoàn tư nhân với quy mô và tầm nhìn lớn đặt Việt Nam vào vị thế hàng đầu.
  • Mở rộng hoạt động vào lĩnh vực thương mại điện tử và định hình VinEcom để trở thành mảng kinh doanh chủ đạo của tập đoàn với mục tiêu trở thành thương hiệu điện tử hàng đầu Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

* Rủi ro kinh doanh

  • Áp lực từ việc nguồn vốn đối với một số dự án.
  • Khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của những khách hàng cao cấp.
  • Chính sách về mua bán xây dựng bất động sản thay đổi.
  • Bộ máy hành chính còn trì trệ.

2. HPG - Cổ Phiếu Tập đoàn Hòa Phát

  • Giá hiện tại: 27.750 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 163.360 tỷ đồng

  • P/E: 23,61

  • P/B: 1,57

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là một trong những doanh nghiệp sản xuất đa ngành hàng đầu tại Việt Nam bắt đầu hoạt động từ tháng 8/1992 như một công ty chuyên kinh doanh máy xây dựng. Hiện nay, Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực gang thép, sản phẩm thép, điện máy gia dụng, nông nghiệp và bất động sản. Trong đó lĩnh vực thép đóng vai trò quan trọng và chiếm 90% trở lên của doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.

Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép hàng đầu tại Việt Nam, có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực này với tỷ lệ lần lượt là 36.4% và 29.07% vào tháng 7/2022. Ngoài ra, HPG là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất thành công Thép cuộn cán nóng HRC. Được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007. Hiện nay Hòa Phát đang giữ vị thế quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Sản xuất và kinh doanh thép, ống thép, tôn mạ.

  • Kinh doanh thiết bị phụ tùng.

  • Kinh doanh nội thất.

  • Kinh doanh điện lạnh.

  • Đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản thương mại nhà ở.

  • Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò và gia cầm.

  • Các ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

* Chiến lược phát triển và đầu tư.

  • Đặt mục tiêu trở thành một trong 50 doanh nghiệp thép hàng đầu thế giới với doanh thu vượt qua ngưỡng 100.000 tỷ đồng hàng năm kể từ năm 2020.

  • Tăng cường công tác xây dựng và vận hành hiệu quả Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô 4 triệu tấn/năm. 

  • Mục tiêu là tạo ra chuỗi giá trị đầy đủ từ khai thác quặng sắt đến sản xuất phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, đến thép dự ứng lực.

  • Bảo toàn vị thế hàng đầu về sản xuất thép xây dựng, ống thép và nội thất văn phòng tại thị trường Việt Nam.

  • Tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống phân phối, khám phá thị trường mới cho các sản phẩm thiết bị điện lạnh và thiết bị xây dựng.

  • Chủ động đầu tư và mở rộng các dự án bất động sản bao gồm khu công nghiệp, dự án nhà ở và khu đô thị.

  • Tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi với sự tập trung vào chăn nuôi heo, bò và gia cầm theo mô hình công nghiệp và định hướng bền vững.

* Rủi ro kinh doanh

  • Thị trường thép tại Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt và có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

  • Thép Trung Quốc đang gia nhập vào thị trường Việt Nam với mức giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại.

3. VJC - Cổ Phiếu VietJet Air

  • Giá hiện tại: 104.600 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 56.652 tỷ đồng

  • P/E: -25,04

  • P/B: 3,72

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) là doanh nghiệp hàng không tư nhân của Việt Nam được thành lập vào năm 2007 và có 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HD Bank. VJC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng không và đã giữ vững vị thế hàng đầu trên thị trường với 40% tổng số lượt khách hàng không tại Việt Nam trong năm 2019. 

Vietjet Air đã niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 02/2017.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Vận tải hàng không, vận tải hàng hóa hàng không.

  • Dịch vụ mặt đất bao gồm dịch vụ hành khách, du lịch, ăn uống và đồ lưu niệm.

  • Hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng không thường xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy bay, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy bay, dịch vụ bán hàng và marketing.

  • Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên chuyên ngành khác.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Duy trì vị thế số 1 về vận tải hàng không nội địa tại Việt Nam.

  • Phát triển đội tàu bay, tiến tới sở hữu hơn 200 máy bay vào năm 2023.

  • Tăng số đường bay quốc tế nội địa và đường bay quốc tế.

  • Nâng cao thị phần dịch vụ hàng không giá rẻ trong nước và thị trường quốc tế.

  • Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung như bán suất ăn, quà lưu niệm và hàng hóa khác.

* Rủi ro kinh doanh

  • Xu hướng hội nhập và chính sách mở cửa nền kinh tế đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của nhiều hãng hàng không tư nhân và liên doanh trên thị trường hàng không Việt Nam. 

  • Đồng thời sự hấp dẫn của thị trường hàng không Châu Á và chính sách mở cửa bầu trời trong khu vực ASEAN đang kích thích sự tham gia của nhiều hãng hàng không từ Châu Á và các khu vực khác như Trung Đông tạo ra một tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường hàng không Việt Nam.

4. FPT - Cổ Phiếu CTCP FPT

  • Giá hiện tại: 95.700 VNĐ
  • Vốn hóa thị trường: 121.536 tỷ đồng
  • P/E: 18,78
  • P/B: 4,06

Công ty Cổ phần FPT (FPT) trải qua quá trình phát triển từ Công ty Công nghệ Thực phẩm thành lập vào năm 1988 và chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2002. FPT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống, viễn thông và giáo dục đào tạo. 

Với hơn 100 giải pháp phần mềm được cấp bản quyền trong các lĩnh vực chuyên biệt, FPT có mạng lưới hạ tầng internet phủ sóng rộng khắp 59/63 tỉnh thành của Việt Nam. FPT đặt mình trong lĩnh vực giáo dục qua Trường Đại học FPT và Trường Đại học Trực tuyến FUNiX, trường đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. 

Ngoài ra công ty đầu tư vào các công ty liên kết trong lĩnh vực phân phối bán lẻ sản phẩm công nghệ, chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư. Trong lĩnh vực viễn thông, FPT đứng trong top 3 nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu tại Việt Nam. FPT đã niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 12/2006.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số dựa trên công nghệ: AI, RPA, IoT, Big Data, Cloud,… 

  • Giải pháp, dịch vụ chuyên sâu cho các lĩnh vực: Ngân hàng – Tài chính, tài chính công, viễn thông, y tế, giao thông vận tải, điện, nước, gas,… 

  • Tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ. 

  • Giải pháp dựa trên các nền tảng công nghệ: SAP, Oracle, Microsoft, ESRI. 

  • Dịch vụ kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm. 

  • Thiết kế vi mạch, sản xuất phần mềm nhúng, CAD/CAE… 

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Trở thành một doanh nghiệp số và là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ chuyển đổi số.

  • Cung cấp các giải pháp, nền tảng và dịch vụ số giúp khách hàng chuyển đổi thành doanh nghiệp/Tổ chức số, vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực.

  • Tích cực tham gia xây dựng chính phủ số như: Giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, năng lượng thông minh, viễn thông thông minh, sản xuất thông minh.

  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi của chuyển đổi số và các dịch vụ công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, robots…

  • Phát triển mô hình hệ thống chuyển đổi số toàn diện với đầy đủ chuỗi giá trị dịch vụ từ tư vấn, hệ thống và triển khai đến ủy thác dịch vụ.

* Rủi ro kinh doanh

  • FPT đang đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ các tập đoàn công nghệ cả trong nước và trên thế giới. 

  • Trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm FPT gần như không có đối thủ nội địa nhưng lại phải đối diện với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ Ấn Độ và Trung Quốc, cả hai đều có hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển phần mềm.

  • Về lĩnh vực viễn thông, FPT phải cạnh tranh thị phần với hai đối thủ lớn khác là VNPT và Viettel Telecom. 

  • Trong khi đó, hệ thống giáo dục của FPT cũng đối mặt với áp lực từ sự cạnh tranh với các tập đoàn lớn như Vingroup và Tập đoàn TH.

5. VPB - Cổ phiếu Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

  • Giá hiện tại: 19.400 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 153.918 tỷ đồng

  • P/E: 15,31

  • P/B: 1,1

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trước đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được thành lập vào năm 1993. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng tập trung vào việc huy động vốn và cung cấp dịch vụ cho vay tín dụng. 

Ngoài ra, VPBank cũng tham gia vào các lĩnh vực như: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài chính, quản lý rủi ro và bảo toàn vốn. VPBank đã niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) kể từ tháng 08/2017.

So với năm 2020, trong năm 2021, biên lãi thuần (NIM) của VPBank giảm xuống 7.7%, giảm 1.01%. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4.57%, tăng 1.16%, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng lên 60.89%, tăng 15.58%. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 11,477.17 tỷ đồng, tăng 10.21%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của VPBank là 16.51%, giảm 5.42%.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Cấp tín dụng.

  • Các dịch vụ tài chính bao gồm: tiền gửi, thẻ, thanh toán quốc tế, internet banking.

  • Công ty tài chính tiêu dùng.

  • Dịch vụ ngân hàng bán lẻ và ngân hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Chiến lược phát triển và đầu tư.

  • Tập trung tăng trưởng trong các phân khúc chiến lược là khách hàng cá nhân, khách hàng SME, tín dụng tiểu thương và tín dụng tiêu dùng.

  • Hợp tác với các đối tác có cơ sở khách hàng lớn để nhanh chóng mở rộng mạng lưới khách hàng.

  • Tái cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm dịch vụ, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm có mức sinh lời cao.

  • Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro và thu hồi nợ để kiểm soát nợ xấu hiệu quả hơn.

  • Đẩy mạnh quá trình số hóa tự động hóa các hoạt động ngân hàng, gia tăng tỷ trọng các giao dịch qua các kênh tự phục vụ như internet banking, mobile banking, ATM, CDM cũng như giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

* Rủi ro kinh doanh

  • Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã tạo ra một số thách thức cho hệ thống ngân hàng, hạn chế khả năng cấp tín dụng, giới hạn đầu tư vào trái phiếu chính phủ và thiết lập các ràng buộc về tỷ lệ về khả năng chi trả cũng như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đòi hỏi các ngân hàng phải điều chỉnh lại cấu trúc của danh mục tài sản và nợ để tuân thủ theo quy định. Quá trình điều chỉnh này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn đối diện với sự thay đổi chiến lược của các ngân hàng.

  • Tồn tại nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu còn tồn đọng, đặc biệt khi thiếu nguồn tài chính từ bên ngoài.

  • Hạn chế về khía cạnh pháp lý trong quá trình mua bán nợ xấu cũng đóng góp vào những thách thức này.

6. PVT - Cổ phiếu Tổng CTCP Vận Tải Dầu Khí

  • Giá hiện tại: 25.950 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 8.398 tỷ đồng

  • P/E: 8,66

  • P/B: 0,93

Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT) được thành lập từ năm 2002, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tàu vận tải cho dầu khí, hóa chất và các loại hàng hóa khác, cung cấp dịch vụ cho thuê và quản lý kho nổi, cùng với các dịch vụ hỗ trợ khác. PVT đã phát triển một đội tàu vận chuyển với quy mô lên đến 30 chiếc, tổng trọng tải vượt quá 900.000 DWT bao gồm 03 tàu chở dầu thô, 08 tàu chở dầu sản phẩm, 09 tàu chở gas, LPG và hóa chất và 02 tàu FSO/FPSO. PVT chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ ngày 10/12/2007.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Kinh doanh vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí. 

  • Tham gia đào tạo và cung ứng thuyền viên cho các tàu vận tải dầu khí.

  • Thuê và cho thuê tàu biển, phương tiện vận tải khác với các đối tác trong và ngoài nước.

  • Kinh doanh dịch vụ môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển và dịch vụ hàng hải khác.

  • Dịch vụ giao nhận hàng hoá.

  • Kinh doanh các ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

Công ty đặt kế hoạch nâng tổng số tàu FSO/FPSO của mình lên 3 chiếc, dự kiến chiếm khoảng 21.41% thị trường tàu FSO/FPSO tại Việt Nam trong tình hình hiện tại. PVT tích cực đầu tư vào các loại tàu vận tải sản phẩm dầu trung MR với trọng tải từ 40.000 - 50.000 DWT nhằm phục vụ nhu cầu vận tải quốc tế và cung cấp dịch vụ cho các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam và phân phối xăng dầu nội địa.

Ngoài ra, công ty dự kiến mở rộng đội tàu LPG từ trọng tải 1,800 - 3,500 DWT lên con số 10 chiếc vào năm 2015 và lên kế hoạch phát triển và mở rộng đội tàu vận tải hóa chất bao gồm: Propylen, Amoniac (NH3), PVC và nhựa đường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực này.

* Rủi ro kinh doanh

  • Chi phí của trang thiết bị, vật tư, phụ tùng và chi phí lương cho thủy thủ đoàn trên tàu ngày càng gia tăng. 

  • Đội tàu của công ty liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các tàu già, tàu với cấu trúc đơn giản và giá vận tải thấp hơn. 

  • Lượng tàu mới trên toàn cầu tăng làm tăng khả năng cạnh tranh trong ngành vận tải dầu khí.

Mặc dù giá cước vận tải giảm theo biến động của giá xăng dầu nhưng giá của vật tư, phí dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất đều đang trên đà tăng lên trong khoảng từ 5% đến 30%.

7. GAS - Cổ phiếu Tổng Công Ty Khí Việt Nam

  • Giá hiện tại: 75.400 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 173.174 tỷ đồng

  • P/E: 14,92

  • P/B: 2,65

Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP (GAS) có nguồn gốc từ công ty Khí đốt được thành lập vào năm 1990 là một đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam. GAS chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu trữ, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh khí và các sản phẩm liên quan. 

Hiện nay công ty đang vận hành ba hệ thống đường ống khí là Cửu Long, Nam Côn Sơn tại miền Đông Nam, PM3 tại vùng Tây Nam cùng với hai nhà máy chế biến khí là Định Cổ và Nam Côn Sơn ở khu vực Đông Nam. 

Ngoài ra GAS còn quản lý hệ thống kho LPG rộng khắp cả nước, có khả năng sản xuất từ 450.000 đến 500.000 tấn LPG/năm và 70.000 tấn condensate/năm.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến buôn bán, xuất khẩu và nhập khẩu khí và sản phẩm khí: khí LNG, CNG, LPG, Condensate.

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống phân phối sản phẩm khí khô, khí lỏng.

  • Tiêu thụ tất cả LPG sản xuất tại các nhà máy lọc dầu trong nước và các nguồn khác của Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam.

  • Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực khí, vận tải khí và các sản phẩm khí, điều hành các dự án khí, cung cấp ống thép và vỏ ống.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Giữ vững vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam.

  • Gia nhập thị trường Quốc tế và phát triển thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực khí tại khu vực ASEAN và Châu Á.

  • Giữ vững vị thế là doanh nghiệp kinh doanh LPG số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, chiếm tối thiểu 70% thị trường LPG nội địa bao gồm tối thiểu 50% thị trường bán buôn và 27% thị trường bán lẻ.

  • Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ LPG tại các nước lân cận như Lào, Campuchia…

* Rủi ro kinh doanh

  • Nguồn cung LPG chủ yếu đến từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy Dinh Cổ nhưng hiện vẫn chưa ổn định. Gần một nửa tổng lượng LPG vẫn phải được nhập khẩu. 

  • Trong lĩnh vực kinh doanh LPG, PV Gas tập trung chủ yếu vào bán sỉ, do đó sự giảm mạnh của giá Contract price toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

  • Đối với giá bán khí cho các nhà máy đạm (chiếm hơn 10% sản lượng), giá bán của PVGas cũng phải điều chỉnh giảm tương ứng, do giá dầu FO đang giảm theo xu hướng.

Bài viết liên quan: Tổng hợp 10 sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam

8. DXG - Cổ phiếu CTCP Tập Đoàn Đất Xanh

  • Giá hiện tại: 18.500 VND

  • Vốn hóa thị trường: 13,333 tỷ đồng

  • P/E: 75,61

  • P/B: 0,94

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG) trước đây là Công ty TNHH Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh được thành lập vào năm 2003. Năm 2011 công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình tập đoàn và niêm yết giao dịch trên sàn HOSE từ năm 2009. 

Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, DXG đã nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. DXG hiện là đơn vị dẫn đầu quốc gia về phân phối đất dự án và căn hộ.

Công ty có một hệ thống phân phối hàng đầu tại Việt Nam bao gồm: Chi nhánh, công ty thành viên, công ty liên kết và công ty liên doanh hoạt động trên khắp cả nước. Nổi bật trong danh mục dự án của DXG, dự án "Sunview Town" đã được tạp chí Property Report bình chọn là "Top 3 khu căn hộ tốt nhất Việt Nam" theo giải thưởng South East Asia Property Awards 2014.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Phát triển kinh doanh nhà.

  • Tư vấn môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất và tư vấn đầu tư.

  • Xây dựng dân dụng, công nghiệp.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Trở thành 1 trong 10 Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam đến năm 2025.

  • Trở thành 1 trong 10 công ty phát triển bất động sản tốt nhất Đông Nam Á đến năm 2030.

  • Duy trì vị thế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực môi giới bất động sản với thị phần mục tiêu 30% - 40%.

  • Tập trung mở rộng quỹ đất và phát triển các dự án tại các khu vực trọng điểm của cả nước: thành phố Hồ Chí Minh (50-100ha), Hà Nội (30-50ha) và đất tại Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc (200-500ha).

  • Đảm bảo lượng sản phẩm giao dịch bình quân đạt 6.000 - 8.000 sản phẩm/năm.

  • Mở rộng quỹ đất bằng các hình thức M&A nhận chuyển nhượng dự án, các loại hình đầu tư BT, BOT...

  • Đầu tư phát triển kinh doanh bất động sản khu công nghiệp và các khu đô thị có quy mô từ 100 ha trở lên.

  • Phát triển và hoàn thiện đầy đủ các kênh bán hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giao dịch bất động sản.

  • Hoàn thiện chuỗi giá trị của ngành dịch vụ bất động sản.

* Rủi ro kinh doanh

  • Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bất động sản là thời gian thực hiện các công trình, dự án khó xác định chính xác. Vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian tìm kiếm dự án, thời gian giải quyết đền bù và giải tỏa, thực hiện chính thức dự án…

  • Trong quá trình xây dựng, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài và quá trình nghiệm thu, bàn giao và thực hiện từng phần của tiến độ dự án cũng mất nhiều thời gian. 

  • Đối mặt với rủi ro về tính thanh khoản cũng như ảnh hưởng đến dòng tiền của mình.

9. VGC - Cổ phiếu Tổng Công Ty Viglacera

  • Giá hiện tại: 52.300 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 23.448 tỷ đồng

  • P/E: 19,25

  • P/B: 2,46

Tổng Công ty Viglacera (VGC) được thành lập vào năm 1974 và chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 22/07/2014. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: Đầu tư, xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở, bất động sản...Với diện tích khu công nghiệp và dịch vụ lên đến 1.327 ha, bao gồm 4 khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh và khu công nghiệp Phú Hà ở Phú Thọ, VGC đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và xã hội.

Nổi bật trong lĩnh vực nhà ở thu nhập thấp, Viglacera là đơn vị tiên phong chuyển đổi dự án và là một trong những đơn vị đầu tiên được hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Ngày 29/05/2019, VGC chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Đầu tư, xây dựng, kinh doanh phát triển nhà ở, bất động sản.

  • Đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, hạ tầng đô thị.

  • Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

  • Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản.

  • Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

Viglacera (VGC) đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa đầu tư trong hầu hết các phân khúc bất động sản bao gồm: Khu công nghiệp, đô thị - nhà ở, văn phòng – thương mại và bất động sản nghỉ dưỡng. Trong giai đoạn hiện nay, công ty đặt ưu tiên đầu tư vào phân khúc hạ tầng khu công nghiệp và nhà có giá trung bình và thấp.

Viglacera đặt mục tiêu cao cả trong việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng công nghệ sản xuất mới và đa dạng hóa sản phẩm vật liệu xây dựng. Công ty đề ra những mục tiêu quan trọng bao gồm việc đứng đầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm gạch ốp lát trong top đầu Việt Nam cũng như sản phẩm sứ Viglacera được xếp trong tốp đầu các sản phẩm sứ tại Việt Nam.

Viglacera đang nghiên cứu để thành lập các công ty thương mại chuyên phân phối sản phẩm theo từng nhóm hoặc địa bàn, thống nhất giá bán và chính sách với các đại lý. Công ty cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, dự kiến tham gia tích cực vào các triển lãm quốc tế lớn về vật liệu xây dựng để giới thiệu sản phẩm của mình.

* Rủi ro kinh doanh

  • Nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực xây dựng biến đổi liên tục buộc công ty phải nghiên cứu thị trường thường xuyên để đáp ứng và phục vụ tốt mong muốn khách hàng.

  • Ngành bất động sản phát triển nhanh chóng nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh mảng tạo nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải đưa ra những phương án mới, tạo điểm khác biệt nổi bật.

  • Các dự án bất động sản thường kéo dài theo giai đoạn 3-5 năm, tạo ra rủi ro cho công ty khi gặp trở ngại trong quá trình giải phóng mặt bằng, thanh toán tiền bồi thường và thủ tục pháp lý kéo dài gây chậm trễ trong hoạt động kinh doanh của công ty.

10. VNM - Cổ phiếu CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)

  • Giá hiện tại: 67.400 VNĐ

  • Vốn hóa thị trường: 140.027 tỷ đồng

  • P/E: 15,78

  • P/B: 4,00

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) khởi nguồn từ Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam thành lập vào năm 1976. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa cũng như các sản phẩm dinh dưỡng khác. Từ năm 2003 VNM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, VNM giữ thị phần lớn hơn 50% trong ngành công nghiệp sữa của đất nước. Đến cuối năm 2020, VNM quản lý và vận hành 12 trang trại đạt chuẩn GLOBAL G.A.P với tổng cộng hơn 130.000 con cùng với 13 nhà máy sản xuất sữa đã đạt chứng nhận FSSC 22000. 

Sản phẩm của VNM không chỉ được phân phối nội địa mà còn xuất khẩu trực tiếp đến 55 quốc gia trên toàn thế giới. Cổ phiếu VNM được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2006.

* Sản phẩm dịch vụ chính

  • Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.

  • Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm và nhiều loại cà phê.

  • Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi. 

  • Các lĩnh vực khác theo giấy phép kinh doanh.

* Chiến lược phát triển và đầu tư

  • Tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong ngành sữa Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

  • Nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng.

  • Nâng cấp và xây dựng mới các trang trại tích hợp hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với biến đổi khí hậu.

  • Tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.

  • .Chú trọng đầu tư phát triển hoạt động R&D, phát triển thực phẩm hữu cơ và ứng dụng Công nghệ sinh học tiên tiến nhằm hướng đến mục tiêu trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

  • Tiếp cận và xúc tiến một cách linh hoạt và đa dạng các loại hình hợp tác kinh doanh với đối tác quốc tế.

* Rủi ro kinh doanh

  • Công ty phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do 70% nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá nguyên liệu rất nhạy cảm với những biến động tỷ giá. 

  • Thị trường sữa bột chịu sự cạnh tranh gay gắt tới từ các hãng sữa ngoại, người Việt có xu hướng chuộng các sản phẩm nhập khẩu.

  • Xuất khẩu giảm do tình hình chính trị bất ổn tại thị trường Trung Đông.

  • Để đầu tư chứng khoán dài hạn đạt hiệu quả cao và sinh lời tối ưu, ngoài nắm vững lý thuyết và không ngừng học hỏi thì các nhà đầu tư cá nhân cần thực hành giao dịch với những cổ phiếu ngắn và trung hạn cũng như tham khảo thêm phương pháp từ những nhà đầu tư khác.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu top 10 mã cổ phiếu đầu tư dài hạn có tiềm năng tăng trưởng cao năm 2024. Để lựa chọn được cổ phiếu sinh lời nhiều, cần nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định, đồng thời tham khảo thêm nhiều phương pháp đầu tư khác. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào  khác hãy liên hệ ngay với webtygia để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Tin Tức Liên Quan