Fomo là gì? Hiệu ứng, tâm lý Fomo trong chứng khoán là gì?
FOMO là gì? Khi mà hội chứng này gần đây đang trở nên phổ biến trong giới trẻ, ai ai cũng mong mốn bản thân sẽ không trở nên "lạc hậu" và đi kịp thời đại. Bên cạnh đó, số người mắc hội chứng này khi tham gia đầu tư chứng khoán cũng ngày càng tăng mạnh. Liệu bạn có đang gặp phải hội chứng này?
Hãy cùng Web Tỷ Giá tìm hiểu kĩ hội chứng FOMO là như thế nào và tâm lý Fomo trong chứng khoán ra sao chi tiết trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!
FOMO là gì? FOMO là viết tắt của từ gì?
FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông, sợ rằng mình sẽ trở thành "người tối cổ" "lạc hậu", sợ rằng người khác luôn vui vẻ và đầy đủ hơn mình. Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta, khiến chúng ta đưa ra những quyết định chỉ dựa trên cảm tính mà không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.FOMO là gì?Biểu hiện của tâm lý Fomo như nào?
Ai cũng mắc phải Fomo, theo cách này hay cách khác.Ví dụ tiêu biểu của hội chứng Fomo là việc lướt Facebook liên tục cập nhật những thông tin mới về cuộc sống, làm đẹp, phim ảnh… của các bạn trẻ. Liệu có phải họ sợ bỏ lỡ bất kì thông tin, trào lưu nào khiến mình trở thành người tối cổ khi nói chuyện cùng bạn bè?
Bên cạnh đó, Fomo còn được biểu hiện theo một cách khác đó là khi bạn thấy những người bạn của mình đăng những tấm hình check in sau khi đi du lịch rất là "chanh sả" thì hội chứng Fomo trong bạn lại nổi lên khiến bạn có thể sẵn sàng làm bất cứ mọi thứ để thực hiện chuyến đi đó ngay lập tức, bằng mọi giá. Trong khi đó, bạn có thể dùng tiền của chuyến đi cho những mục đích khác quan trong hơn.
Theo thống kê cho thấy có đến 56% số người sử dụng mạng xã hội đều mắc phải hội chứng Fomo. Với sự phát triển của nhiều các trang mạng xã hội, các diễn đàn, mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube sẽ luôn là ngòi lửa khiến cho Fomo ngày càng phổ biến rộng rãi.
Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán
Chứng khoán là thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt. Khi giá một cổ phiếu đang tăng mạnh mẽ, nhiều người có suy nghĩ rằng các nhà đầu tư khác đang có được một "khoản lời" lớn hơn người khác. Điều này thôi thúc bạn bạn mua cổ phiếu đó ngay lập tức để kiếm lời.Tâm lý này chính là hiệu ứng Fomo trong chứng khoán. Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng Fomo trong chứng khoán chính là cảm giác thua kém những người xung quanh, lo sợ mình sẽ trở thành người đầu tư "lạc hậu" khi thị trường chứng khoán đang được update mỗi ngày.
Trong chứng khoán cũng vậy, hiệu ứng Fomo sẽ không tha cho bất cứ ai, kể cả những nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm.
Tại sao bạn nên tránh FOMO trong giao dịch chứng khoán?
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên tránh bị FOMO khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, cùng xem qua một số hậu quả do FOMO gây ra nhé.- Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
- Tác động tiêu cực đến tâm lý
- Rủi ro tài chính
- Tạo thói quen giao dịch xấu
Nguyên nhân dẫn đến việc nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO
FOMO là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hội chứng này? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và bị cuốn theo số đông
Phần lớn những người mới tham gia đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả những gì họ biết làm chỉ là cố gắng học hỏi từ người đi trước, lên sàn giao dịch thật nhiều để quen dần với môi trường này. Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán, cạm bẫy FOMO sẽ luôn luôn hiện hữu, do đó chỉ có sự am hiểu tường tận về thị trường mới bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ FOMO.Tâm lý sợ bỏ lỡ và khao khát thắng "đậm"
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trạng thái FOMO trong đầu tư chứng khoán chính là tâm lý sợ bỏ lỡ và khao khát thắng "đậm".Một số nhà đầu tư quá khao khát về những chiến thắng lớn, do vậy, mặc dù mã cổ phiếu đang nắm giữ tăng giá mạnh, nhưng họ vẫn tiếp tục mua vào thật nhiều vì không muốn lỡ mất đợt tăng giá sau đó. Ngay cả khi lãi đạt mức kỳ vọng lúc đầu, họ vẫn không hề có ý định bán ra. Hậu quả là họ không kịp ứng phó khi cổ phiếu xuống đột ngột và đánh mất tất cả chỉ trong tích tắc.
Đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường
Kỳ vọng vào thị trường một cách thái quá là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên FOMO. Đối với mã cổ phiếu đang tăng, nhà đầu tư thường nghĩ rằng nó sẽ còn tăng trong thời gian dài, mua thì chắc chắn không thể lỗ mà không mua thì lại cực kỳ uổng phí. Do đó, các nhà đầu từ không chừng đã biến mình trở thành con mồi ngon, béo bở cho thị trường xâu xé.Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn
Quá tự tin tạo nên tính chủ quan và vì thế nhà đầu tư có thể bỏ qua những biến động quan trọng trên sàn giao dịch. Nhiều người muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định rằng mình chẳng kém cạnh ai nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng.Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng không nên quá tự ti. Người tự ti về bản thân chính là đối tượng dễ bị FOMO kiểm soát nhất, khi mà họ không có đủ bản lĩnh cũng như ý chí kiên cường để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.
Ai dễ bị FOMO khi đầu tư chứng khoán?
FOMO là gì? Những đối tượng nào thì dễ rơi vào hội chứng này? Câu trả lời là ai cũng có thể bị FOMO, kể cả người lâu năm trong thị trường. Tuy nhiên, một số người sau đây sẽ có xu hướng bị FOMO cao hơn trong thị trường chứng khoán:- Lo lắng hoặc ám ảnh về làm giàu
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về thị trường
- Kỳ vọng cao hoặc quá tự tin
- Những người hiếu thắng
Cách đánh bại FOMO trong đầu tư
FOMO là gì? Làm thế nào để đánh bại được hội chứng này trong đầu tư? Cùng xem qua một số các giải pháp mà Web Tỷ Giá liệt kê để tránh được hội chứng này nhé!
Tích lũy vốn kiến thức về thị trường chứng khoán
Ngay cả những Trader lâu năm cũng chưa chắc nắm bắt được toàn bộ thị trường. Nhưng phân tích kỹ thuật và cập nhật tin tức thị trường sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá cả, lợi nhuận hay bất lợi và làm chủ các quyết định mua hoặc bán.Hiểu rõ về doanh nghiệp
Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch,…Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều qua các năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi.
Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng
Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hướng bởi hiệu ứng FOMO đều đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng 1 ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc đề ra.Xác định đúng thời gian cắt lỗ
Hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có dấu hiệu chạm đáy và đu đỉnh. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm, tái đầu tư khi thấy thị trường có các tí hiệu tích cực hơn.Học cách kiềm chế cảm xúc
Warren Buffett từng nói: "Cảm xúc là kẻ thù của lý trí". Bạn sẽ không thể đoán được lúc nào, khi nào cảm xúc sẽ chi phối các quyết định của mình. Do đó, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không nhé.Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Hy vọng với những thông tin mà Web Tỷ Giá đã cung cấp cho bạn về hội chứng FOMO thì đã có thể giúp bạn nhận ra bản thân liệu có đang mắc hội chứng này hay không và có hướng để đánh bại nó rồi nhé! Chúc bạn trên thị trường chứng khoán có thể hiểu được hiệu ứng, tâm lý FOMO là gì và đưa ra các quyết định chính xác để có những chiến thắng "đậm"!
Tin Tức Liên Quan
- Call meme là gì ? tại sao có nhiều bạn trẻ giàu nhanh nhờ cách làm này
- Ethereum là gì? Phân biệt tiền ảo Ethereum với Bitcoin
- Top 10 mã cổ phiếu đầu tư dài hạn có tiềm năng tăng trưởng năm 2024
- PancakeSwap là gì? Hướng dẫn mua bán và sử dụng các tính năng trên sàn PancakeSwap
- Arbitrum là gì? Tìm hiểu tổng quan về Arbitrum