Ngân hàng SCB đang tiếp tục đóng các phòng giao dịch
Mới đây nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Tân Định vừa chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Thanh Đa từ ngày 25/8. Việc giải thể Phòng giao dịch này là căn cứ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM và Hội đồng quản trị SCB.
Tham khảo tỷ giá SCB
Phòng giao dịch Thanh Đa có địa chỉ tại số 774 (số cũ 632) Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM). SCB cho biết, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại phòng giao dịch này đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác.
Hồi cuối tháng 7, SCB đã đóng cửa 2 phòng giao dịch, gồm: Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza (số 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5) và Phòng giao dịch Trần Quang Khải thuộc chi nhánh Tân Định (số 170 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1).
Ngoài ra, kể từ ngày 14/7, SCB chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Minh Khai thuộc chi nhánh Cống Quỳnh (số 316-318 Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3).
Trong một thông cáo phát đi, SCB cho biết, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại các phòng giao dịch nói trên đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch hiện hữu của SCB.
Trước đó, SCB cũng đã phát đi thông cáo về việc chấm dứt hoạt động và giải thể 3 phòng giao dịch tại TPHCM.
Cụ thể, căn cứ theo các công văn của Ngân hàng Nhà nước ngày 31/5, SCB chấm dứt hoạt động và giải thể Phòng giao dịch Bàu Cát thuộc chi nhánh Thống Nhất, Phòng giao dịch Nhà Rồng thuộc chi nhánh Sài Gòn và Phòng giao dịch Cô Giang thuộc chi nhánh Cống Quỳnh.
Trong đó, hai phòng giao dịch Bàu Cát và Nhà Rồng chấm dứt hoạt động từ ngày 30/6. Phòng giao dịch Cô Giang chấm dứt hoạt động từ ngày 7/7.
SCB đóng cửa Phòng giao dịch An Đông Plaza thuộc chi nhánh Sài Gòn đóng tại Trung tâm Thương mại An Đông Plaza.
Trong tháng 6, SCB cũng thông báo đóng cửa hoạt động 3 phòng giao dịch, gồm Phòng Giao dịch Hưng Dũng chi nhánh Nghệ An, Phòng Giao dịch Thành Công chi nhánh Hai Bà Trưng (cùng ở TP Hà Nội), Phòng Giao dịch quận 1 chi nhánh Cống Quỳnh.
Đầu tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định kiểm soát đặc biệt đối với SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo đó, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.
Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Tin Tức Liên Quan
- Nhật bản ra mắt tiền mới đồng yên tiếp tục mất giá
- CIC là gì ? Hướng dẫn 4 cách check cic băng cccd để xem có nợ xấu hay không
- Không phải NDT, EURO đang dần chiếm vị thế số 1 của USD
- Danh sách 15 ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam 2024
- Tỷ giá ngân hàng là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ ngân hàng