Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ

Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

Tổng hợp 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2024

Tổng hợp 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2024

Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và là nút giao thương hàng xuất nhập khẩu, kết nối các quốc gia và lãnh thổ với nhau. Trong bài viết này webtygia sẽ giới thiệu đến bạn tổng hợp 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2024.

1. Cảng Thượng Hải (Shanghai) - Trung Quốc

Cảng Thượng Hải tọa lạc gần thành phố Thượng Hải bao gồm cả một cảng biển nước sâu và một cảng sông, đã trở thành một trong những cảng quan trọng và sôi động nhất trên toàn cầu do sự phát triển liên tục trong nhiều thập kỷ qua. Là một trung tâm vận chuyển quốc tế hàng đầu, cảng Thượng Hải hàng tháng chứng kiến hơn 2.000 tàu container khởi hành và kết nối với đa dạng địa điểm trên khắp thế giới. Với 281 tuyến đường vận chuyển bao gồm các liên kết quan trọng toàn cầu, cảng Thượng Hải hấp dẫn chủ hàng và bên vận chuyển với một mạng lưới vận chuyển rộng lớn và đa dạng.

Ngoài vai trò là trung tâm vận tải, Thượng Hải còn là một trung tâm thương mại, kinh doanh và tài chính quan trọng của Trung Quốc nhờ vào cơ sở hạ tầng phát triển và mạng lưới kết nối thuận tiện cho hàng hóa và hành khách. Có mã quốc tế là CN SGH (Shanghai International Port), cảng này do Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải điều hành, cung cấp đa dạng dịch vụ cảng biển và logistics trên phạm vi toàn cầu.

Cảng Thượng Hải với diện tích gần 4 km2, bắt đầu hoạt động từ năm 1842 và hiện đang là cảng biển lớn nhất thế giới. Nằm gần sông Dương Tử và kết nối với nhiều tỉnh của Trung Quốc, cảng này đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải quốc tế và thương mại. Đặc biệt, nó xử lý một loạt các hàng hóa như than, quặng kim loại, dầu mỏ, thép, máy móc và thiết bị, chiếm hơn một phần tư lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Với 99% tổng giá trị thương mại quốc tế của Thượng Hải thông qua cảng này, Cảng Thượng Hải đóng vai trò quan trọng trong kết nối kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây, cảng này đã cạnh tranh với Cảng Singapore để giành danh hiệu cảng lớn nhất thế giới, vượt qua vào năm 2010. Sản lượng container của cảng liên tục tăng, từ 33 triệu TEU vào năm 2013 lên đến 47.3 triệu TEU vào năm 2022.

Cảng Thượng Hải được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, có khả năng tiếp nhận các tàu container lớn nhất thế giới. Với ít nhất 125 bến tàu và 19 thiết bị đầu cuối, cảng có khả năng xử lý đa dạng hàng hóa. Bên cạnh đó cảng có bến tàu khách có thể đón hơn một triệu hành khách mỗi năm.

2. Cảng Singapore - Singapore

Đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới, cảng Singapore hiện nay xử lý khoảng 1/5 lượng container toàn cầu và quản lý hơn một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm trên toàn cầu. Với quy mô lớn, cảng Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu và duy trì dòng chảy hàng hóa mượt mà.

Không chỉ tập trung vào vận chuyển container và thương mại dầu mỏ, cảng Singapore liên tục nỗ lực cải tiến để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Các hoạt động tại Pasir Panjang Wharves và các bến cảng của thành phố PSA dự kiến sẽ chấm dứt vào năm 2027, nhường chỗ cho sự phát triển của Cảng Tuas Mega. Dự án có sự tham vọng lớn này hướng đến việc hợp nhất tất cả các hoạt động cảng vào một cơ sở hiện đại nhất giúp Singapore duy trì vị thế là một trung tâm hàng hải hàng đầu thế giới.

Cảng Tuas Mega được hình dung như là cảng duy nhất của Singapore được trang bị cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến. Với bến cảng lớn hơn, khả năng mớn vùng nước sâu hơn và hệ thống tự động hiệu quả cao, cảng này sẽ có khả năng xử lý một cách hiệu quả những nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển toàn cầu.

3. Cảng Ninh Ba (Ningbo) - Trung quốc

Cảng Ninh Ba hay còn gọi là cảng Ningbo Zhoushan Trung Quốc. Đây là cảng biển lớn và quan trọng nhất tại Trung Quốc. Nằm tại vị trí độc đáo, là điểm giao nhau giữa các tỉnh thành phố lớn, quan trọng hàng đầu và giáp với biển Trung Quốc, đồng bằng sông Dương Tử. 

Nằm ở khoảng cách chỉ khoảng 1.000 dặm đường biển từ các điểm đến lớn như Hong Kong, Đài Loan, Busan, Osaka và Kobe, cảng Ninh Ba tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển biển đến các cảng ở Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Đại Dương. 

Với bờ biển nước sâu hơn 120km, cảng này có khả năng phục vụ tàu lớn và neo đậu các tàu với trọng tải từ 250.000 đến 300.000 tấn mang lại công suất lớn hàng triệu TEU hàng container và lượng lớn hàng hóa mỗi năm.

Nhờ có cảng Ninh Ba đã tạo nhiều lợi thế cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và tạo ra môi trường làm việc đầy tiềm năng cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy thương mại kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, cảng Ninh Ba ngày càng hiện đại và tăng trưởng nhanh chóng, phục vụ các tàu lớn vận chuyển và giao hàng hóa lớn xuất nhập khẩu.

4. Cảng Thẩm Quyến - Trung Quốc

Cảng Thâm Quyến chạy tọa lạc tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, với chiều dài 260km, đang trở thành một trong những cảng biển phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

Với hơn 140 bến cảng phục vụ cho khai thác và sản lượng container hàng năm lên đến 30 triệu TEU cảng Thẩm Quyến đóng vai trò quan trọng vào việc biến thành phố Thâm Quyến thành một trong những đặc khu kinh tế hàng đầu tại Trung Quốc.

Sự tăng trưởng đáng kể trong thương mại và vận chuyển container của Cảng Thâm Quyến có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp và đầu tư đa dạng của thành phố. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Huawei, Tencent và SenseTime đã đặt cơ sở tại đây, làm cho Thâm Quyến trở thành Thung lũng Silicon của Trung Quốc và là một trung tâm công nghệ đáng chú ý trên toàn thế giới.

5. Cảng Quảng Châu (Guangzhou) - Trung Quốc

Nằm tại điểm giao nhau của ba con sông Dongjiang, Tây Giang và Beijiang ở phía Nam Trung Quốc, cảng Quảng Châu hình thành một trung tâm quan trọng trong khu vực đồng bằng sông Châu Giang. Với các đường giao thông quan trọng như đường thủy, đường sắt cao tốc và đường hàng không, cảng Quảng Châu liên kết với các tỉnh lân cận như Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc và Giang Tây.

Cảng Quảng Châu với các bến cảng kéo dài dọc theo sông Châu Giang qua các thành phố như Quảng Châu, Đông Quan, Trung Sơn, Thâm Quyến và Chu Hải, không chỉ phục vụ khu vực cảng Nam Sa, cảng Xinsha, cảng Hoàng Phố và cảng Inner mà còn là cửa ngõ quan trọng cho vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác, đặc biệt là khu vực cảng Nam Sa gần Hong Kong. 

Với 4.600 bến cảng, 133 phao và 2.359 bến neo đậu, cảng có khả năng phục vụ trọng tải 1000 tấn cho mỗi bến với công suất tối đa là 3.000 tấn. Việc nạo vét cảng đã được thực hiện để đảm bảo khả năng tiếp cận của các tàu thuyền lớn và chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt việc tiếp tục nạo vét để hỗ trợ tàu thuyền có trọng tải 100.000 tấn vào cảng Nam Sa trong thủy triều thấp. Cảng Quảng Châu không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại mà còn kết nối với hơn 300 cảng từ 80 quốc gia trên thế giới.

Đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, cảng Quảng Châu không chỉ bốc dỡ hàng hóa mà còn cung cấp dịch vụ cho hành khách và hậu cần. Là cảng trung tâm phía Nam Trung Quốc, cảng này đang chứng kiến sự tăng trưởng đột phá trong vận chuyển hàng hóa do hoạt động kinh tế sôi động ở Quảng Châu và các vùng nội địa xung quanh.

Từ năm 1999 cảng Quảng Châu đã đạt lượng hàng hóa hơn 100 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2006, lượng hàng hóa thông qua cảng đã đạt 300 triệu tấn hàng hóa. Năm 2012, cảng này vượt qua con số 460 triệu tấn, xếp hạng thứ tư trên thế giới và được coi là cảng lớn nhất cho vận chuyển than lớn nhất của Trung Quốc. Hiện nay cảng Quảng Châu đang được vận hành và quản lý bởi chính quyền thành phố Quảng Châu.

6. Cảng Thanh Đảo – Trung Quốc

Cảng Thanh Đảo nằm trên vùng biển Hoàng Hải, gần Thanh Đảo và Sơn Đông, giáp biên giới biển với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên đã hoàn thành xây dựng vào năm 1892.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cảng Thanh Đảo đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và vận tải biển dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà và bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Cảng này kết nối với hơn 450 cảng ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 70 bến sản xuất, trong đó có 24 bến nước biển sâu cho tàu trên 10.000 DWT.

Ngoài việc phục vụ cho thương mại của tỉnh Sơn Đông, cảng Thanh Đảo còn đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế nội địa rộng lớn, bao gồm Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương và Tứ Xuyên.

Cảng bao gồm ba khu vực chính: cảng Thanh Đảo cũ, cảng dầu Huangdao và cảng mới Qiandao. Với dịch vụ bốc xếp, lưu trữ, hậu cần cho container và xử lý nhiều loại hàng hóa như quặng sắt, dầu thô, ngũ cốc, cảng cũng cung cấp dịch vụ cho hành khách. Với công suất lớn, cảng có khả năng xử lý hàng triệu tấn hàng hóa và hành khách với các thiết bị có kích thước lớn.

Cảng Thanh Đảo được biết đến là một trong những cảng lớn nhất thế giới với khả năng xử lý hàng hóa và hành khách. Giữ vững vị trí thứ hai tại Trung Quốc về thương mại nước ngoài trong nhiều năm, cảng này cũng là địa điểm xử lý mặt hàng quặng sắt lớn nhất thế giới và dẫn đầu Trung Quốc về mặt hàng dầu thô. Năm 2012, cảng đã tiếp nhận hơn 400 triệu tấn hàng hóa, vươn lên vị trí thứ tám thế giới về lưu lượng hàng hóa xử lý thông qua.

Khu vực phát triển kinh tế và công nghệ Qingdao, khu thương mại tự do Thanh Đảo và khu công nghiệp công nghệ cao Thanh Đảo là ba khu vực lân cận cảng, chặt chẽ liên kết với nhau. Hiện nay, cảng được Tập đoàn cảng biển Thanh Đảo vận hành.

7. Cảng Busan – Hàn Quốc

Cảng Busan nằm tại cửa sông Naktong, Hàn Quốc, đứng ở vị trí thứ bảy trong danh sách cảng container lớn nhất thế giới và là cảng trung chuyển quan trọng nhất ở đông bắc Á.

Trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), ngoài thành phố Jeju, Busan cũng là một trong những thành phố duy nhất không bị quân đội miền Bắc chiếm giữ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Busan trở thành thành phố tự trị và trở thành trung tâm của nhiều ngành công nghiệp lớn ở Hàn Quốc, bao gồm đóng tàu, sản xuất ô tô, thép, điện tử, hóa chất, đồ gốm và giấy.

Vào tháng 1 năm 2004, Ban quản lý Cảng Busan (BPA) được thành lập với mục tiêu phát triển, quản lý và điều hành cảng Busan, nhằm đưa cảng này trở thành một trong những cảng hàng không có quy mô quốc tế.

Cảng Busan hiện nay đảm nhận việc bốc xếp gần 40% tổng lượng hàng hóa vận tải biển của Hàn Quốc, 80% lượng hàng hóa container và 42% sản lượng thủy sản. Mỗi ngày, cảng đón nhận gần 130 tàu.

Cảng Busan bao gồm bốn bến cảng hiện đại, bao gồm bến cảng Bắc, bến cảng Nam, bến cảng Dadaepo và bến cảng Gamcheon. Cảng này trải dài trên chiều dài 26,8 km, cho phép 169 tàu cùng lúc cập bến và có khả năng xử lý hàng hóa lên đến 91 triệu tấn mỗi năm.

Bến cảng Bắc, mở cửa từ năm 1978, cung cấp dịch vụ cho cả hành khách và hàng hóa, với khả năng xử lý 318.000 tấn hàng hóa. Bến cảng Nam, với cảng cá lớn nhất Hàn Quốc, chiếm 30% tổng khối lượng hải sản, được xây dựng để hỗ trợ cảng Bắc và tăng cường khối lượng hàng hóa xử lý tại cảng Busan. Bến cảng Dadaepo chủ yếu xử lý hải sản đánh bắt ven biển và được phát triển như một bến cảng thân thiện với môi trường. Cuối cùng, bến cảng Gamcheon, với diện tích 750.000 m², được điều hành bởi bốn hãng vận tải biển hàng đầu và có khả năng xử lý 1,28 triệu TEU mỗi năm.

Ngoài ra, cảng còn có các bến container như Sinseondae, với năng lực xếp dỡ 1,28 triệu TEU mỗi năm và Singamman, có khả năng bốc xếp 650.000 TEUs/năm thể hiện sự hiện đại và quy mô của cảng Busan trong lĩnh vực vận tải biển quốc tế.

8. Cảng Thiên Tân (Tianjin) - Trung Quốc

Cảng Thiên Tân trước đây là Tanggu là cảng biển lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc và đóng vai trò là cửa ngõ hàng hải chính của thủ đô Bắc Kinh, có mã cảng là CN TSN. Vị trí địa lý đắc địa của cảng, giữa cửa sông Haihe và sông Yongding, mang lại lợi thế về giao thông hàng hải và kết nối với các khu vực lân cận.

Về phía đông, Cảng Thiên Tân mở ra Vịnh Bột Hải, quan trọng cho hoạt động giao thương hàng hải và liên kết với các tuyến đường biển quốc tế. Về phía tây, cảng giáp với thành phố Tanggu và khu công nghiệp TEDA trong Khu vực mới Binhai, nơi có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp. Điều này giúp Cảng Thiên Tân tận dụng lợi thế của khu vực này để phát triển hoạt động hàng hải và thương mại.

Cảng Thiên Tân được chia thành chín khu vực cảng, với ba khu vực lõi là Bắc Giang, Nam Giang và Đông Giang, đóng vai trò quan trọng trong vận tải và xử lý hàng hóa. Có thêm các khu vực như Hải Hà ven sông, cảng Beitang, cảng Dagukou và ba khu vực đang được xây dựng là Hanggu, Gaoshaling và Nangang.

Với quy mô lớn, cảng có diện tích đất liền lên đến 121 km2, bờ biển dài hơn 31,9 km và 151 bến sản xuất vào cuối năm 2010. Đây là cảng nhân tạo lớn nhất ở Trung Quốc đại lục và là một trong những cảng lớn nhất thế giới. Nằm trong quận Binhai New Area, thành phố Thiên Tân, nó được xem là trung tâm hậu cần và vận chuyển chính của miền Bắc Trung Quốc.

Cảng Thiên Tân đã đạt được sự phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những cảng lớn nhất thế giới. Đến năm 2022, cảng xếp thứ 4 trên thế giới về lượng hàng hóa và thứ 3 về sản lượng container, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng hiện đại và quy mô lớn, cảng Thiên Tân đã trở thành một trong những trung tâm quan trọng trong lĩnh vực giao thương quốc tế kết nối với hơn 600 cảng ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

9. Cảng Hong Kong( S.A.R) - Trung Quốc

Cảng Hong Kong nằm gần biên giới với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đại lục và gần Biển Đông, thuận lợi tọa lạc trên bán đảo Cửu Long, phía nam Hồng Kông. Vị trí chiến lược này giúp cảng tận dụng lợi thế gần Biển Đông và kết nối thuận tiện với các tuyến đường biển quan trọng. Nhờ vào điều này, cảng có khả năng phục vụ hàng trăm dịch vụ vận chuyển container hàng tuần đến hàng ngàn điểm đến trên toàn cầu, đặc biệt là trong khu vực Đông và Đông Nam Á.

Với diện tích 426 dặm vuông, Hong Kong là lãnh thổ tự trị với dân số khoảng 8 triệu người, đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của dân số, thúc đẩy phát triển vận tải biển. Điều này làm cho Hong Kong trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng hóa của các nước xuất khẩu. Không chỉ là một cơ sở hạ tầng vận tải, cảng Hong Kong còn là trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới, với nền kinh tế dịch vụ tư bản phát triển nhanh chóng.

Cảng Hong Kong đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, là một trong những trung tâm thương mại và vận tải quan trọng nhất trên thế giới. Được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, cảng có thể tiếp nhận và xử lý mọi loại tàu thuyền và hàng hóa.

Hoạt động chủ yếu của cảng tập trung vào buôn bán các sản phẩm đóng trong container, cũng như xử lý nguyên liệu thô và vận chuyển hành khách. Sự đa dạng trong hoạt động này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của Hong Kong.

Cảng container của Hong Kong đã ghi nhận kỷ lục về lượng container xử lý. Trong năm 2012, cảng đã xử lý 16.69 triệu TEU (đơn vị container tương đương 20 feet), giữ vững vị trí là cảng container lớn phục vụ miền nam Trung Quốc và là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Điều này đã đóng góp đáng kể vào thương mại quốc tế và mang lại lợi ích kinh tế cho Hong Kong.

10. Cảng Rotterdam - Hà Lan

Cảng Rotterdam là cảng tổng hợp lớn nhất thế giới, đã vượt qua 414,5 triệu tấn hàng hóa vào năm 2012 và đóng vai trò trung tâm logistics của châu Âu (European Logistics Centre - ELC) với diện tích lên đến 105km2 và trải dài 40km. Nằm giữa cửa sông Haihe và sông Yongding, cách biển Bắc (North Sea) khoảng 26km theo đường chim bay, cảng kết nối với các khu công nghiệp luyện kim, hóa dầu, vi mạch, điện tử và sản xuất thiết bị công nghệ cao thông qua hệ thống đa dạng đường sắt, đường bộ, đường ống và đường thủy hiện đại.

Từ 1992-2004, Rotterdam là cảng tổng hợp và container hàng đầu thế giới. Mặc dù sau đó bị cảng Thượng Hải (Trung Quốc) và Singapore vượt qua về container, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng trong top 10 cảng container thế giới. Rotterdam vẫn duy trì chân hàng dồi dào, ổn định và đa dạng, giải phóng tàu nhanh với lực lượng lao động chất lượng nhất châu Âu.

Hà Lan đã sớm nhập container vào thập kỷ 1960 và tận dụng địa kinh tế để đầu tư mạnh vào hạ tầng và thiết bị xếp dỡ. Rotterdam trở thành trung tâm phân phối hàng hóa châu Âu (European Distripart), với việc lấn biển tạo ra tỉnh Bắc Hà Lan để xây cầu bến container mới (Terminal Container) trên biển Bắc, mở rộng cảng về phía biển. Rotterdam hiện là hậu cứ lớn nhất tiếp nhận hàng hóa từ Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương đến châu Âu.

Cơ quan quản lý cảng Rotterdam (Rotterdam Municipal Port Management - RMPM) đang phát triển cảng thành trung tâm tổng hợp và chuyển tải hàng hóa của châu Âu và thế giới thông qua việc phát triển các khu phân phối hàng hóa (Distripart). Rotterdam được vinh danh với năng suất xếp dỡ và giải phóng tàu nhanh nhất châu Âu với hiệu suất bình quân gấp 1,3 lần so với các cảng tương đương khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về 10 cảng biển lớn nhất thế giới. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hay đến bạn. Và đừng quên theo dõi https://webtygia.com/ thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác nhé.

Bài viết hữu ích khác:

Tin Tức Liên Quan