Tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Hiện nay nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới. Chính vì thế nhu cầu xuất nhập khẩu và giao lưu hàng hóa ngày càng gia tăng dẫn đến việc trao đổi tiền tệ giữa các nước rất lớn làm tỷ giá hối đoái cũng tăng theo. Để hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng webtygia.com sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến tỷ giá hối đoái trong bài viết dưới đây nhé, mời bạn tham khảo.
Tìm hiểu tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế vậy nên chúng ta cần tìm hiểu rõ về tỷ giá hối đoái và các kiến thức liên quan.
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi ngoại tệ giữa 2 quốc gia trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế, các hoạt động tài chính, đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ thông qua sự kiểm soát và chỉ đạo của nhà nước và ngân hàng nhà nước Việt Nam xác định.
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD (đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ) và EUR (đơn vị tiền tệ của khu vực EU sử dụng chung đồng euro) là 1.20 USD/EUR, có nghĩa là một đô la Mỹ có thể trao đổi được với 1.20 Euro. Trong đó USD là đồng tiền yết giá, EUR là đồng tiền định giá.
Tỷ giá hối đoái thay đổi liên tục dựa trên sự thay đổi của nền kinh tế với nhiều yếu tố kết hợp giúp duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu của các đơn vị tiền tệ.
Công thức tính tỷ giá hối đoái
Cách tính tỷ giá hối đoái được chia ra làm 3 trường hợp sau:
-
Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá
Yết giá / định giá = (Yết giá / USD) / (Định giá / USD)
-
Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá
Yết giá / định giá = (USD / định giá) / (USD / yết giá)
-
Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá
Yết giá / định giá = (Yết giá / USD) x (USD / định giá)
Như vậy bạn cần xác định được trường hợp mua bán ngoại tệ để có thể tính được kết quả chính xác nhất.
Phân loại tỷ giá hối đoái
Tùy vào cách thức phân loại mà tỷ giá hối đoái được chia ra làm 3 loại chính sau:
Dựa trên nghiệp vụ ngân hàng
Tỷ giá hối đoái được phân thành 2 loại dựa trên nghiệp vụ ngân hàng:
-
Tỷ giá mua vào
Tỷ giá ngoại tệ mua vào do ngân hàng mua ngoại tệ từ bên thứ ba như khách hàng, các tổ chức tín dụng…
Tỷ giá này cho phép ngân hàng sử dụng để tính toán giá trị tiền tệ của khách hàng với giá thấp hơn nhằm tính toán giá trị tiền tệ của khách hàng khi muốn bán ngoại tệ và khách hàng phải chịu một khoản phí lỗ nhỏ khi mua bán ngoại tệ cho ngân hàng.
-
Tỷ giá bán ra
Ngược lại với tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra là tỷ giá mà ngân hàng dùng để bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc các tổ chức tín dụng với mức giá cao hơn với mục đích tính toán giá trị tiền tệ của khách hàng khi muốn mua ngoại tệ từ ngân hàng.
Phân loại tỷ giá hối đoái dựa trên nghiệp vụ ngân hàng giúp khách hàng hiểu rõ về các khoản chi phí khi giao dịch ngoại tệ với ngân hàng, đồng thời doanh nghiệp sẽ theo dõi được các giao dịch ngoại tệ, tỷ giá bán ra mua vào giúp hạn chế rủi ro và gia tăng cơ hội đầu tư liên quan đến tỷ giá hối đoái.
Dựa trên cơ chế quản lý ngoại hối
Tỷ giá hối đoái được phân loại dựa trên sự quản lý của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh tỷ giá làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mua bán ngoại tệ, đầu tư nước ngoài, tham gia hoạt động thương mại quốc tế bao gồm:
-
Tỷ giá cố định
Đây là tỷ giá được xác định bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương giúp quá trình mua bán ngoại tệ với mức giá cố định tạo được sự ổn định cho thị trường kinh tế ngoại hối.
-
Tỷ giá động
Tỷ giá động được xác định dựa trên sự cân bằng giữa mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại tệ và không bị ảnh hưởng bởi quyết định của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nên được sử dụng phổ biến trong môi trường kinh tế tự do.
-
Tỷ giá mềm
Tỷ giá mềm là sự kết hợp giữa tỷ giá cố định và tỷ giá động. Nghĩa là tỷ giá ngoại tệ sẽ được can thiệp và quyết định bởi ngân hàng trung ương, chính phủ nhằm giữ mức tỷ giá ổn định nên thường được các nền kinh tế mới nổi hoặc tài chính thường xuyên thay đổi áp dụng.
-
Tỷ giá kép
Tỷ giá kép giống với tỷ giá động và được áp dụng thêm các tỷ giá khác cho hoạt động thương mại kinh doanh khác nhau như xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài…
Dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế
Hiện nay trong giao dịch quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau nên tỷ giá hối đoái cũng được chia ra làm 2 loại chính sau:
-
Tỷ giá chuyển đổi
Thông qua giao dịch thanh toán quốc tế bằng thẻ tín dụng hoặc cổng thanh toán trực tuyến, tỷ giá chuyển đổi được sử dụng khi 2 đơn vị tiền tệ khác nhau giúp chuyển đổi giá trị của một đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác để quá trình giao dịch thanh toán thành công và thuận lợi nhất.
-
Tỷ giá hối đoái
Để có thể quy đổi được giá trị của đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác, tỷ giá hối đoái sẽ giúp thực hiện giao dịch ngoại tệ như: giao dịch mua bán ngoại tệ, giao dịch đầu tư nước ngoài…
Tỷ giá chuyển đổi và tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian dựa vào các quy định do tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ, ngân hàng trung ương quy định. Tùy vào mỗi thời điểm kinh tế mà việc thay đổi tỷ giá sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển kinh tế.
3 chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay
Dựa vào chính sách của nhà nước và nhu cầu thị trường mà tỷ giá hối đoái sẽ có chế độ tỷ giá khác nhau bao gồm:
Tỷ giá thả nổi
Tỷ giá thả nổi phụ thuộc trực tiếp vào tình hình cung cầu của thị trường tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các quyết định của nhà nước. Chính vì thế tỷ giá thả nổi rất hạn chế và hầu như không có quốc gia nào sử dụng để tránh được những hạn chế, biến đổi thất thường tới sự phát triển của kinh tế.
Tỷ giá cố định
Tỷ giá cố định được thiết lập và quản lý nghiêm ngặt bởi nhà nước giúp ổn định mức giá đầu tư nước ngoài và hạn chế ảnh hưởng của biến đổi thị trường, giảm tình trạng lạm phát ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ giá cố định sẽ làm cứng nhắc trong quá trình quản lý và làm mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Tỷ giá thả nổi có điều tiết là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định được quản lý dưới nhà nước và tuân theo quy tắc cung cầu của thị trường mang lại rất nhiều thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Vậy nên tỷ giá thả nổi có điều tiết được sử dụng ở hầu hết các quốc gia, góp phần thúc đẩy kinh tế xuất nhập khẩu và đảm bảo được giá trị ngoại tệ thông qua các chính sách hối đoái, chống phá giá của nhà nước ban hành.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh tế xuất nhập khẩu. Vậy nên cần duy trì tỷ giá hối đoái ở mức ổn định và hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Lạm phát
Lạm phát là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái do sự gia tăng của hàng hóa và làm giảm giá trị của đồng nội tệ. Nếu tỷ lệ lạm phát thấp làm đồng tiền có giá trị cao hơn, tỷ giá hối đoái cũng chênh lệch đáng kể so với đất nước có tỷ lệ lạm phát cao.
Cung cầu ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái sẽ song song với giá trị tiền tệ và đều chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu thị trên thị trường. Nếu cầu cao hơn so với cung sẽ dẫn đến giá cả tăng cao, tỷ lệ hối đoái cũng sẽ tăng và ngược lại.
Lãi suất
Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, lãi suất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi khi lãi suất thấp sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài làm tỷ giá hối đoái tăng và đồng nội tệ giảm. Ngược lại nếu lãi suất cho vay giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
Thu nhập
Thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nếu thu nhập bình quân trong nước tăng, nhu cầu sống sẽ tăng theo và xu hướng dùng hàng ngoại nhập tăng cao làm ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái tăng theo, tỷ lệ lạm phát giảm.
Nợ công
Nếu khoản nợ công cao, khả năng thanh toán thấp sẽ làm mất giá trị đồng tiền và làm giảm tỷ giá hối đoái. Bởi nợ công là khoản nợ của chính phủ, quốc gia đi vay nhằm tài trợ, lấp đầy các khoản trống do thiếu hụt ngân sách.
Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là quá trình giao dịch quốc tế dưới hình thức tiền tệ của một quốc gia này với một quốc gia khác làm dịch chuyển dòng vốn nước ngoài và tác động lên tỷ giá hối đoái.
Tình hình kinh tế - chính trị
Một đất nước có tình hình chính trị ổn định sẽ giúp nền kinh tế phát triển, các hoạt động xây dựng, ngoại giao sẽ được thực hiện. Đồng thời thu hút thêm các vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích nền kinh tế hội nhập phát triển làm tăng nhu cầu sử dụng đồng tiền ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ tăng theo.
Đồng thời nền kinh tế sẽ được phát triển ổn định và nhanh chóng dựa vào các chính sách và quản lý của nhà nước bao gồm: Chính sách thuế, lãi suất, quy định xuất nhập khẩu, kiểm soát lạm phát…
Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái đến sự phát triển kinh tế
Tỷ giá hối đoái có tầm quan trọng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của nhiều lĩnh vực như sau:
Đối với xuất nhập khẩu
Dựa vào tỷ giá hối đoái mà các doanh nghiệp, nhà nước sẽ đưa ra các phương án phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Nếu tỷ giá giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng cao làm giá trị sản phẩm trong nước giảm, các hoạt động xuất khẩu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngược lại nếu các sản phẩm quốc tế có giá thành cao trên thị trường nội địa sẽ làm nhu cầu người tiêu dùng giảm đi và hạn chế nhập khẩu hàng hóa.
Đầu tư nước ngoài
Nếu giá trị tiền tệ của một quốc gia thấp hơn hoặc đang có xu hướng giảm so với đồng tiền đầu tư của nó sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhận được nhiều sự quan tâm của các tư nhân sang đầu tư, hợp tác làm ăn.
Như vậy Webtygia.com đã giúp bạn tìm được câu trả lời tỷ giá hối đoái là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái chi tiết nhất. Nếu bạn quan tâm đến tỷ giá hối đoái hiện nay hãy ghé ngay trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.