Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

CHUYỂN ĐỔI NGOẠI TỆ

Cập nhật Giá vàng, Tỷ giá ngân hàng , Ngoại tệ, Tiền ảo, Xăng dầu ... hôm nay

Đòn bẩy tài chính là gì? Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh không?

Đòn bẩy tài chính là gì? Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh không?

Đòn bẩy tài chính là cách đầu tư được nhiều người áp dụng nhằm thu lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên phương pháp này mang đến nhiều rủi ro lớn và cần nghiên cứu, phân tích rõ ràng để có thể đầu tư phù hợp. Để hiểu rõ hơn về đòn bẩy tài chính webtygia.com sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về công cụ này trong bài viết dưới đây.

Khái niệm đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu với vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính giúp doanh nghiệp hay cá nhân có cơ hội nắm bắt đầu tư kinh doanh nhờ vào tài sản có tỷ suất lợi nhuận tăng cao.

Tuy nhiên việc áp dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh lại được ví như con dao 2 lưỡi bởi nó mang đến nhiều nguy cơ và thách thức cho doanh nghiệp:

  • Nếu lợi nhuận đầu tư bằng hoặc cao hơn vốn đầu tư thì nhà đầu tư sẽ được hưởng phần lãi suất cao khi trừ đi vốn và lãi.

  • Ngược lại nếu lợi nhuận đầu tư thấp hơn vốn đầu tư thì nhà đầu tư sẽ phải chịu thiệt hoặc bỏ thêm vốn để trả phần lãi suất và các chi phí phát sinh khác.

Đòn bẩy tài chính được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong kinh doanh giúp duy trì nguồn vốn trong quá trình hoạt động, gia tăng thu nhập và tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu, dễ dàng điều phối nguồn vốn. 

Mối quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu cần sử dụng linh hoạt và có chiến lược kỹ càng để hạn chế tối đa phần rủi ro cũng như hậu quả không mong muốn.

Để hiểu rõ hơn về quy chế hoạt động của đòn bẩy tài chính webtygia.com sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể như sau:

Anh C muốn đầu tư mua căn hộ trị giá 3 tỷ. Tuy nhiên anh không có đủ số tiền vốn đầu tư một khoản lớn như vậy nên anh quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính có giá trị 1.5 tỷ với ngân hàng. Như vậy anh C sẽ phải trả cả gốc và lãi vay cho ngân hàng theo đúng thời hạn.

Một năm sau, căn hộ đó được giá và anh C đã bán với giá 3.5 tỷ trừ đi 1.820 tỷ, lãi vay 10%/năm và trả cho chủ đầu tư 800 triệu.

Như vậy anh C thu được lợi nhuận là 3.5 tỷ - 1.850 tỷ - 800 triệu = 850 triệu.

Đây là trường hợp áp dụng công thức đòn bẩy tài chính thành công và có sự nghiên cứu thị trường rõ ràng mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

5 hình thức đòn bẩy tài chính phổ biến hiện nay

Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương pháp đòn bẩy tài chính vào quá trình kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm:

  1. Sử dụng nguồn tiền từ người khác.

  2. Nghiên cứu và sử dụng ý tưởng của người khác.

  3. Áp dụng kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

  4. Dùng thời gian của người khác để tạo ra giá trị sản phẩm, tài sản khác.

  5. Thuê người làm việc có chuyên môn vào vị trí phù hợp.

Với mỗi hình thức đều có hiệu quả riêng mà tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp trong thời gian cụ thể để lựa chọn hình thức phù hợp nhất giúp phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp đòn bẩy tài chính cũng như mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Ưu điểm của đòn bẩy tài chính

  • Đòn bẩy tài chính cho phép các doanh nghiệp linh hoạt trong quá trình đầu tư kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu các khoản đầu tư.

  • Đây là chiến lược giúp tăng lợi nhuận kinh tế và mở rộng cơ hội phát triển.

  • Chủ doanh nghiệp dễ dàng xoay chuyển nguồn vốn đầu tư vào máy móc, sản phẩm, nhân công…

  • Phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp kinh doanh.

Nhược điểm của đòn bẩy tài chính

Bên cạnh những ưu điểm trên, đòn bẩy tài chính cũng có rất nhiều rủi ro, hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng hình thức này trong kinh doanh.

  • Trường hợp đầu tư cổ phiếu, bất động sản có giá trị bị giảm thì giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư sẽ bị giảm, đồng nghĩa với việc khoản nợ vốn ban đầu sẽ được nhân đôi lên và đi kèm theo phần lãi suất.

  • Đòn bẩy tài chính sẽ tạo ra rào cản lớn đối với các công ty, doanh nghiệp bán hàng theo chu kỳ hoặc có gia nhập thấp.

Đối với các công ty có tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sở hữu sẽ có khả năng vay tiền thấp hơn hoặc cho vay với lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro vỡ nợ.

Công thức tính đòn bẩy tài chính và cách sử dụng

Đòn bẩy tài chính giống như bài toán mạo hiểm buộc doanh nghiệp phải tính toán và tư duy linh hoạt để mang lại nhiều hiệu quả nhất trong kinh doanh.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset)

Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity)

Ví dụ:

D = Hệ số nợ = 40 triệu

Asset hoặc Equity = tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu = 80 triệu

Tỷ lệ đòn bẩy = D/A = 40/80=1:2

Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức 10%.

Như thế, ta thấy đòn bẩy tài chính có thể nhân gấp nhiều lần khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. 

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính 

Trong đó:

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay;

Q: số lượng sản phẩm;

p: giá bán;

v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;

F: chi phí cố định;

I: lãi vay phải trả

Vai trò và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính đóng vai trò quan trọng đối với chủ đầu tư trong kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh, cơ hội phát triển. Nhờ vào nguồn vốn vay được, nhà đầu tư sẽ bù đắp sự thiếu hụt vốn giúp quá trình kinh doanh hoạt động bình thường và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường sử dụng công cụ này để hoạt động và kinh doanh.

Ngoài ra đòn bẩy tài chính còn giúp doanh nghiệp giảm được số thuế phải đóng nộp cho nhà nước do khoản vay và lãi vay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy Webtygia.com vừa chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về đòn bẩy tài chính. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới trong kinh doanh và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về đầu tư, kinh doanh

Tin Tức Liên Quan